TQ hay VN ai sẽ thắng ????
Trong mọi cuộc chiến tranh, để đảm bảo chiến thắng phải dựa trên 3 yếu tố chính:
Con người, địa hình tác chiến và v...ũ khí trang bị. Trước hết nói về nhân tố con người:
TQ gây chiến, đi xâm lược nước khác thì bản chất của nó là một cuộc chiến phi
nghĩa, sẽ bị toàn thể nhân loại lên án. Trong lịch sử từ cổ chí kim, hầu hết các
cuộc chiến tranh xâm lược đều hứng chịu kết cục thất bại, nhất là khi kẻ thù
chọn Việt Nam làm mục tiêu. Điều này đã được lịch sử khẳng định như một chân lý.
Và nếu TQ lặp lại kịch bản năm 1979 trên Biển Đông, hậu quả của nó không nằm
ngoài quy luật bất biến đó. Vũ khí dù có hiện đại, tối tân đến mấy cũng là sản
phẩm của con người. Vì thế, nó cũng sẽ bị chính con người chế ngự. Vấn đề này,
con người Việt Nam rất giỏi. Lịch sử đã chứng minh qua các cuộc chiến tranh bảo
vệ Tổ quốc, kẻ thù luôn mạnh hơn ta gấp nhiều lần về tiềm lực quân sự, kinh tế,
nhưng Việt Nam luôn biết lấy yếu thắng mạnh, lấy ít địch nhiều. Khi chiến tranh
nổ ra, cả dân tộc này là một khối thống nhất, không một thứ bom đạn nào có thể
hủy diệt được tinh thần, ý chí, bản lĩnh và sức mạnh Việt Nam được hun đúc từ
hàng ngàn năm. Bản thân những người lính Trung Quốc khi cầm súng ra trận, họ đều
nhận thức rất rõ họ làm việc đó vì mệnh lệnh của nhà cầm quyền chứ trong tinh
thần, suy nghĩ, họ không bao giờ muốn đi xâm lược nước khác. Ở quê nhà, cha mẹ,
họ hàng, người thân của mỗi người lính TQ cũng không bao giờ muốn con em mình
tham gia vào một cuộc chiến xâm lược vô nhân đạo. Điều này phần nào đã được
khẳng định khi trong mấy ngày qua, rất nhiều công dân TQ đã lên tiếng phản đối
nhà nước họ, thậm chí có những người còn ví chính quyền TQ như là những kẻ hải
tặc. Vì vậy, binh lính Trung Quốc khi xung trận sẽ chỉ là một đội quân thiếu mục
tiêu chiến đấu, tư tưởng dao động, bản lĩnh kém. Trong binh pháp, đông chưa hẳn
đã mạnh. Và điều này sẽ đúng với quân đội TQ nếu họ gây chiến với VN. Như vậy,
xét về yếu tố con người, Việt Nam hoàn toàn nắm lợi thế. Thứ 2 là địa hình
tác chiến: Đây là yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến tranh. TQ ở thế hoàn toàn
bất lợi nếu giao chiến trên Biển Đông. Để thực hiện mưu đồ đánh chiếm, họ buộc
phải cơ động lực lượng, phương tiện theo một hải trình dài hàng ngàn km và phải
mất ít nhất 3-4 ngày. Khi cơ động bằng đường biển, họ sẽ phơi hết “sườn” trong
tầm tên lửa và pháo tầm xa của VN đặt ở các vị trí thuận lợi trong bờ. Khi tham
chiến bằng không lực, hệ thống máy bay TQ buộc phải tiếp dầu trên không mới đủ
nhiên liệu phục vụ tác chiến. Với điều kiện địa hình tác chiến như vậy, TQ sẽ
cực kỳ khó khăn trong việc đảm bảo hậu cần và yếu tố bất ngờ. Ngược lại, với
tính chất là một cuộc chiến tự vệ để bảo vệ Tổ quốc, VN sẽ áp dụng chiến thuật
phòng ngự phản công. Chúng ta có bờ biển dài, địa hình có nhiều núi cao ven
biển, lại có nhiều đảo, cụm đảo tiền tiêu, rất phù hợp với việc bố trí hệ thống
tên lửa phòng thủ đất đối hạm. Toàn bộ đội hình TQ cả hải quân và không quân sẽ
nằm trong tầm ngắm của chúng ta. Tóm lại, Việt Nam hoàn toàn có lợi thế về địa
hình tác chiến. Thứ 3 là vũ khí trang bị: Về số lượng, rõ ràng TQ áp đảo
chúng ta cả về số lượng tàu chiến lẫn máy bay. Tuy nhiên, xét về độ “tinh” thì
vũ khí TQ chưa chắc đã hơn VN. Về hải quân, TQ hiện có tàu sân bay Liêu Ninh, là
thứ được cho là “khủng” nhất. Tuy nhiên, sự hiện diện của Liêu Ninh trên biển có
lẽ chỉ để “làm cảnh” là chủ yếu. Nó nhanh chóng bị biến thành “điêu linh” nếu
khai hỏa, vì theo như các chuyên gia quân sự quốc tế nhận xét, Liêu Ninh hầu như
không hề có bất cứ một hệ thống phòng thủ nào để có thể ngăn được tên lửa diệt
hạm thông minh của đối phương. Bên cạnh đó, máy bay sử dụng trên tàu Liêu Ninh
chỉ là hạng tiêm kích trung bình, chưa phải là đối thủ của Su27 chứ chưa nói đến
Su30MK2. Như vậy, với việc đưa vào sử dụng những biên đội Su30MK2, Không quân VN
hoàn toàn có thể “làm gỏi” Liêu Ninh ngay sau loạt bắn đầu tiên. Các loại tàu
tấn công nhanh, tàu hộ vệ tên lửa của TQ cũng lộ nhiều “gót chân A-sin” mà trong
tác chiến, rất khó để thoát khỏi tầm quét của ra-đa đối phương. Với hệ thống tên
lửa đất đối hạm hiện nay, hệ thống tàu chiến của TQ sẽ nằm trong tầm bắn của VN.
Về không lực, các loại chiến đấu cơ do TQ sản xuất chưa có loại nào đủ tầm để có
thể “chơi” với Su30MK2. Đó là chưa nói đến việc phải tiếp dầu trên không sẽ
khiến không lực TQ tự đánh mất lợi thế về thời cơ. Kể cả những loại máy bay được
cho là có khả năng “tàng hình” như J.20 (thực tế mới chỉ bay thử nghiệm), cũng
không thể lọt qua được “mắt thần” ra đa tên lửa S.300 của VN. Trong lúc đó, VN
hiện đang có trong tay nhiều loại vũ khí tối tân hiện đại, số lượng không thể so
với TQ nhưng rất “tinh”. Về không lực, bên cạnh hệ thống máy bay hiện đại
Su30MK2 là thế hệ cận hiện đại như Su27, Su22, Mig21… đều có tính năng chiến đấu
tốt. Về phòng không, ngoài hàng “khủng” S.300, chúng ta đã cải tiến thành công
nhiều loại tên lửa của Liên xô chế tạo trước đây, đủ sức biến tiêm kích đối
phương thành “ngọn đuốc” giữa trời. Về hải quân, chúng ta đang sở hữu những
chiến hạm Lý Thái Tổ, Đinh Tiên Hoàng và hệ thống tàu tên lửa, tàu pháo có thể
nhả đạn với tốc độ hàng trăm phát/phút với tầm bắn lên đến 120- 200km. Hệ thống
tên lửa đất đối hạm có tầm bắn 300km trở lên, đủ để đưa hệ thống chiến hạm của
TQ vào tầm “phủ sóng”. Ấy là chưa kể “sát thủ đại dương” Ki-lô. Nếu xảy ra xung
đột quân sự trên Biển Đông, vai trò của không quân chiếm đến 70%. Và như các bạn
đã biết, về kinh nghiệm, kỹ năng tác chiến trên không thì không quân VN thuộc
hạng giỏi nhất trên thế giới. Trong chống Mỹ, chỉ với Mig17, Mig19 mà chúng ta
đã đủ để biến pháo đài bay B.52 bất khả chiến bại của Mỹ thành thây ma, làm nên
một “Điện Biên Phủ trên không” chấn động địa cầu. Những kinh nghiệm, bài học ấy
đã được đúc kết thành nghệ thuật quân sự VN và đang được những phi công hôm nay
kế thừa, phát huy xuất sắc. Các đợt diễn tập vừa qua, tỷ lệ bắn, ném bom của các
phi công VN trúng mục tiêu đến hơn 90%.
xxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxxx
Nguồn:ST1 - tùm lum |